1. Dấu hiệu nhận biết tăng huyết áp thai kỳ

- Tăng huyết áp khi huyết áp tâm trương >140 mmHg hoặc huyết áp tâm thu >90mmHg

- Tăng huyết áp thai kỳ sau tuần 20 của thai kỳ gọi là tăng huyết áp thai kỳ

 

2. Ảnh hưởng của cao huyết áp và tiền sản giật

- Đối với thai nhi: thai chậm phát triển trong tử cung, suy thai, sanh non vì chuyển dạ tự nhiên hoặc buộc phải sanh sớm vì bệnh của mẹ

- Đối với mẹ: nếu sản phụ không được điều trị tốt có thể diễn tiến đến co giật, hôn mê, phù phổi cấp, suy tim cấp, hoặc xuất huyết não gây tử vong.

 

3. Các biểu hiện thường gặp của tiền sản giật, sản giật

- Tiền sản giật: huyết áp cao, kèm phù ở chân, tay, mặt và có đạm trong nước tiểu. tiền sản giật có thể đưa đến cơn co giật rất nguy hiểm cho tính mạng của mẹ và thai nhi

- Sản giật là biến chứng cấp tính của tiền sản giật, có kèm co giật và hôn mệ. cơn giật có thể xảy ra trước sinh, trong khi chuyển dạ hoặc sau sinh 48-72 giờ.

 

 Nếu bạn có dấu hiệu tăng huyết áp, hãy liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ và theo dõi chặt chẽ. Điều này rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của bạn và thai nhi trong suốt quá trình mang thai.

 

 Bạn cũng nên giữ một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên kiểm tra huyết áp để giảm thiểu nguy cơ các vấn đề sức khỏe liên quan đến tăng huyết áp.